Trang

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2011

09. Bé Hờn Dỗi

EM.
Tôi đến thăm Em vào lúc gia đình  Em đang bối rối quá. Hằng, đứa con lên hai tuổi của Em thì đang gào lên như ống bê bổ. Mẹ Em thì đang giận giữ, mắng mỏ. Hai vợ chồng Em thì đang tiu nghỉu như mèo bị cắt tai.
Thấy tôi đẩy cổng bước vào, vợ chồng Em vội chạy ra đón, mừng rỡ như người bị đắm tàu vớ được phao SOS. Mẹ Em thôi mắng, có vẻ cụt hứng. Hằng thôi khóc, trố mắt nhìn tôi.
Tưởng có chuyện gì ghê gớm lắm, tôi bắt đầu hồi hộp lo âu. Ai ngờ… chỉ là chuyện nhỏ tí xíu.
1.
Anh bán kem đapk xe qua trước cổng. Leng keng. Leng keng. Em khoát tay từ chối. Anh bán kem dừng lại, rung chuông liên hồi để dụ con nít. Leng keng. Leng keng. Tiếng chuông dai dẳng, nhức nhối và đáng ghét quá chừng. Bé Hằng từ dưới bếp chạy tới, nhõng nhẽo, ngước mắt nhìn lên, giọng tha thiết…
- Ba!
- Gì?
- Ba mua kem cho con.

- Không!
Anh bán kem vẫn đứng đó, vẫn leng keng, leng keng. Cố đấm ăn xôi. Em nổi nóng.
- Tôi không mua. Anh đi lẹ giùm tôi.
Anh bán kem nguýt một cái, rồi hỡn dỗi nhấn bàn đạp. Bánh xe lăn. Bé Hằng khóc gào lên, giãy đành đạch.
2.
Vợ Em hốt hoảng chạy tới.
- Tại sao con mình khóc vậy anh?
-  Nó đòi ăn kem. Anh không cho. Chỉ có thế thôi.
-  Nó khóc muốn hụt hơi kìa!
-  Không chết đâu. Bổ phổi mà.
-  Sao anh không mua kem cho nó?
- Nó mới ăn bánh hồi nãy. Không nên chiều con một cách phi lý.
Vợ chồng Em thường nhất trí trong phương pháp giáo dục. Em bao giờ cũng có lý, vợ Em vẫn công nhận như vậy. Hai đứa ngồi nhìn bé Hằng khóc như hai nhà tâm lý đang lặng lẽ quan sat và nghiên  cứu.
Thấy cả cha lẫn mẹ đều lạnh băng, bé Hằng gia tăng nồng độ đấu tranh. Bé khóc lơn hơn, giãy giụa mạnh hơn và … tè ra quần.
3.
Mẹ Em từ bên hàng xóm về, thấy bè Hằng giãy giụa khốn khổ trên vũng nwocs, bèn đau đứt ruột. Bà bồng lấy cháu, vừa dỗ dành vừa đi lấy bánh kẹo cho nó ăn, vừa la mắng vợ chồng Em. Mắng xối xả. Mắng tưng bừng.
- Bay sanh con mà không biết thương con.
- Tụi con thương nó chứ. Nhưng tụi con không muốn chiều nó quá, sợ nó hư, vợ Em thanh minh.
- Trứng khôn hơn vịt. Cho bay học cho lắm để bay dạy cả cha mẹ. Họ nhà tôm cứt để đằng đầu.
Hai vợ cồng Em im lặng nhìn nhau. Tiu nghỉu. Bé Hằng đắc thắng ngồi trên đùi bà nội, mặc đồ mới tinh, nhai kẹo nhóp nhép, ra vẻ bất cần đời và coi thường cả…cha mẹ.
EM.
Chỉ trong vòng mười phút, Em bị hai cú sốc.
1.  Là người đàn ông, nghĩa là một sinh vật kiêu ngạo. Em muốn làm chủ cuộc đời mình, thế mà anh chàng bán kem dám xía vào công việc của Em. Hắn lắc chuông leng keng, ngay trước cổng nhà Em. Khoát tay ra lệnh cho hắn đi chỗ khác, thì hắn lờ đi như không biết. Vì hắn lì mà bé Hằng đòi ăn kem. Vì hắn mà gia đình Em gặp rắc rối.
2.  Hằng  là con của Em. Em yêu nó hơn chính bản thân mình, vì người cha nào mà chẳng yêu con. Thế mà mẹ Em lại la mắng Em là không biết thương con. Em là người trí thức, Em biết chọn cho con mình một đường lối giáo dục chân chính, thế mà mẹ Em lại chê là trứng khôn hơn vịt. Chính mẹ em mới là người thương cháu một cách mù quáng. Chạu hư tại bà là thế. Sau này khi cháu hư thì bà đã khuất. Nỗi đau ấy sẽ chụp lên vợ chồng Em, mẹ Em nào có biết. Oan khiên biết dường nào!
Em tự hỏi: Phải làm gì để lập lại trật tự trong cái gia đình bé nhỏ này?
Tôi đồng ý với Em rằng bé Hằng lên hai tuổi, tức là bé bắt đầu bước vào một khúc ngoặt mới của tiến trình giáo dục. Tuổi lên hai thì hay hờn dỗi. Hờn dỗi để đấu tranh đòi quyền được nuông chiều, một quyền lợi, mà dường như cha mẹ sắp rút lại để trao cho em của bé. Từ giờ phút này cha mẹ chỉ chiều chuộng bé một cách hữu lý và hữu tình và phải biết nói không với những đòi hỏi không chính đáng. Hôm nay không biết nói không với bé, thì sau này bé sẽ mãi mãi nói không với cha mẹ.
Đúng như Rm nói: bé càng khóc hụt hơi thì cảnh bổ phổi, vì chỉ khi đó bé mới tống hết khí cặn ra khỏi phổi, để đón nhận không khí mới. Mẹ Em thuộc thế hệ chỉ biết giáo dục theo truyền thống và tình cảm. Những tiến bộ khoa học về ngành tâm lý giáo dục chỉ là chuyện xa lạ đối với mẹ Em. Xin Em hiểu và thông cảm với mẹ. Nhưng Em cũng phải biết nói không với mẹ trong lãnh vực này.
Tôi chia sẻ với Em trước cảnh bé Hằng đang đứng về phe đối lập của Em. Bé được bà nội bênh vực và nuông chiều. Bé đang lắng nghe tiếng nói của bà nội nửa như đùa, nửa như thật; nửa như chua chua, nửa như ngòn ngọt: “Con theo nội, nội cho con ăn. Con đừng theo cha con nữa, cha con khó quá à! Con hun nội một miếng coi…”

EM.
Em nghĩ hoàn toàn đúng, nhưng để hành động, tôi xin Em:
Hãy nói không với anh bán kem, nhưng đừng gay gắt quá.
Hãy nói không với bé Hằng, nhưng đừng cọc cằn như thế.
Hãy nói không với mẹ, nhưng đừng đánh mất lòng tôn kính và thương mến.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét