Trang

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2011

[NKCĐ] Các Câu Hỏi Chia Sẻ 15-5-2011 (Chúa Nhật Chúa Chiên Lành)

Câu 1: Linh mục đóng vai trò gì trong Thánh lễ?
Giám mục hay linh mục chủ tọa Thánh lễ là dấu chỉ sự hiện diện của Chúa Kitô trong Giáo Hội của Người.
Nếu Thánh lễ có nhiều linh mục đồng tế, thì chỉ có một vị chủ tế từ đầu đến cuối Thánh lễ . Vị chủ tế đó biểu tượng cho sự hiện diện của Chúa Kitô trong Giáo Hội của Người.

Câu 2 : Tại sao thánh lễ luôn được cử hành giống nhau và đọc hoài những lời bất biến?
Bởi vì Chúa Giêsu phán dạy:" Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy". Do đó, chúng ta thực hiện những gì mà Chúa Giêsu đã truyền cho chúng ta phải làm để tưởng nhớ đến Ngài. Từ gần 2000 qua năm qua, chỉ có một vài thay đổi nhỏ trong thể thức diễn tả mà thôi. Và cũng gần 2000 qua, người Kitô hữu không ngừng tuyên đọc:"Trước ngày chịu nạn, Chúa Giêsu cầm lấy bánh....cầm lấy chén rượu..." và họ cũng làm một cách thức như thế.

Câu 3: Tại sao linh mục phải mặc áo dài trắng,áo lễ và đeo dây các phép?
Mục đích cho mọi người biết rằng linh mục nói và hành động không phải với danh nghĩa cá nhân của mình , nhưng là nhân danh Đức Kitô .

Câu 4: Đâu là màu sắc các phẩm phục phụng vụ?

Màu tím , màu của sự ăn năn thống hối và của sự mong đợi, được dùng trong mùa chay và mùa vọng.và dùng trong nghi thức và thánh lễ cho những người đã qua đời
Màu đỏ là màu máu và lửa, được dùng trong ngày chúa nhật thương khó (lễ lá) , thứ sáu tuần thánh,lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, trong lễ kính các thánh tông đồ, các thánh tử đạo, các thánh sử tin mừng.
Màu trắng gợi lên sự trong sạch,tinh tuyền,nhất là vinh quang của Thiên Chúa,được dành cho các nghi thức phụng vụ và các thánh lễ Mùa Phục Sinh và mùa Giáng Sinh; dùng trong các lễ kính,lễ nhớ về Chúa không phải là lễ kính nhớ cuộc thương khó của Người; các lễ kính Đức Mẹ, các thánh thiên thần,các thánh không phải là các thánh tử đạo.
Màu xanh lá cây được dùng trong các thánh lễ mùa thường niên hoặc quanh năm. Màu xanh lá cây là màu của niềm hy vọng và của sự sống.
Màu hồng được sử dụng 2 lần trong năm( chúa nhật III mùa vọng và chúa nhật IV mùa chay) để mời gọi tín hữu hưởng niềm vui thầm kín và an lành trong niềm trông đợi Đấng Cứu Tinh hoặc trong sự chuẩn bị đón mừng Chúa Phục Sinh.

Câu 5: Tại sao khi bước vào nhà thờ, người ta làm dấu thánh giá với nước phép?
Vào nhà thờ làm dấu thánh giá với nước phép , nghi thức rảy nước thánh, nghi thức an táng dùng nước thánh muốn nhắc nhớ mọi người nước của bí tích Thánh Tẩy.

Câu 6: Tại sao Thánh lễ thường bắt đầu bằng một bài hát?
Bài hát nhập lễ nhằm xóa tan sự lạnh lùng của mỗi chúng ta và kết hợp chúng ta thành một cộng đoàn tình thương và sống động.
 Hát là dấu chỉ niềm hân hoan trong tâm hồn. Chúng ta hát để diễn tả sự hiệp nhất của cộng đoàn tham dự và để nói lên rằng chúng ta vui sướng được gặp lại nhau,như thánh vịnh 132 đã biểu lộ:

" Ngọt ngào tốt đẹp lắm thay,
Anh em được sống sum vầy bên nhau"

Câu 7: Tại sao linh mục cúi hôn bàn thờ?
Sở dĩ bàn thờ được coi trọng, vì đó là nơi  Thiên Chúa và con người gặp gỡ , liên kết với nhau, là nơi mà Thiên Chúa đến với loài người và loài người đến với Thiên Chúa. Bàn thờ là tượng trưng cho Chúa Kitô ,mối giao tiêp tuyệt hảo của sự gặp gỡ giữa con người với Thiên Chúa bởi vì trong ngôi vị của Chúa Kitô , vừa có bản tính Thiên Chúa,vừa có bản tính loài người.
" Viên đá góc tường" là biểu tượng cho Chúa Kitô."

Câu 8:Dấu thánh giá mang y nghĩa gì?
" Nhân danh Chúa cha,và Chúa Con,và Chúa Thánh Thần.Amen."
 - Nhận biết mình thuộc về Chúa Kito,bày tỏ niềm tin của chúng ta vào Người.
 - Chúa Con , và Chúa Thánh Thần."
 -  Làm dấu thánh giá khi đọc tin mừng
     + Qua dấu thánh giá trên trán,trên môi, trên ngực, chúng ta cầu xin cho lời tin mừng mà chúng ta sắp nghe thấm nhập trọn vẹn trong con người,bám rễ sâu trong trí khôn và trong tâm hồn chúng ta. Chúng ta cầu xin cho trí tuệ chúng ta được soi sáng để thông hiểu Lời Chúa và cho tâm hồn được sưởi ấm để đón nhận Tin Mưng.

Câu 9: Tại sao chủ tế đổ ít nước vào rượu?
Nghi thức có ý nghĩa: đó là dấu chỉ mối liên quan chặt chẽ giữa thần tính và nhân tính trong Chúa Kitô; đồng thời là sự liên kết chặt chẽ của chúng ta(tượng trưng bởi nước) với Chúa Kitô (rượu nho) làm thành lễ vật dâng trong thánh lễ.
Khi cho nước vào rượu nho chủ tế đọc " Cũng như giọt nước này hòa chung với rượu, xin cho chúng con được thông phần bản tính Thiên Chúa của Đấng đã đoái thương chia sẻ thân phận làm người với chúng con".

Câu 10: Tại sao chủ tế lại rửa tay cuối phần dâng lễ?
Là dấu hiệu của việc thanh tẩy trong tâm hồn, vì nước là dấu chỉ của sự thanh tẩy.
(Nghi thức xông hương muốn nói lên rằng lễ phẩm và lời cầu nguyện của Giáo Hội cũng ví tựa như hương trầm bay lên trước nhan thánh nhan Chúa.)

Câu 11: Nghi thức bẻ bánh có ý nghĩa gì?
Cử chỉ bẻ bánh thể hiện rõ ràng giá trị và tầm quan trọng của dấu hiệu hiệp nhất của mọi người trong cùng một tấm bánh, và của dấu hiệu yêu thương trong mọi người cùng chia sẻ với nhau tấm bánh duy nhất.

Câu 12: Tại sao chủ tế bỏ một miếng bánh thánh nhỏ vào chén thánh?
 Là gợi lên sự chết, vì sự sống( tượng trưng bởi máu) không ở trong xác thịt nữa. Do đó,hòa lẫn mình và Máu Thánh trong chén thánh để diễn tả rằng Chúa Kitô hằng sống, đó là chuyện đương nhiên. Vả lại, khi nhìn bánh và rượu trên bàn thờ, chúng ta nghĩ ngay đến bữa ăn, dấu chỉ của sự sống.
Khi chủ tế bỏ một miếng bánh nhỏ vào chén thánh,chủ tế đọc:" Xin mình và máu Chúa Giesu Kitô hòa lẫn với nhau mà chúng con sắp lãnh nhận cho chúng con được sống muôn đời".

Câu 13: Tại sao phải dùng bánh không men trong Thánh lễ?
-    Vì theo gương Chúa Kitô. Trong bữa tiệc ly Người dùng bánh không men.
-    Dấu chỉ của sự tinh tuyền của lễ vật chúng ta dâng.
-    Biểu lộ sự hiệp nhất với các tín hữu phương Đông
-   Thánh lễ không phải là bữa tiệc như những bữa tiệc khác. Dùng loại bánh đặc biệt nói lên tính chất đặc thù của bữa tiệc Thánh Thể.

Câu 14: Có phải không lên rước lễ vì ta tự xét mình không xứng đáng hoặc chưa sẵn sàng chăng?
" Rước lễ không phải là một quyền lợi nhưng là một ân huệ"
Khoảng cách giữa sự thánh thiện của Chúa và của ta ví tựa như trời cao với vực thẳm, cho nên đây không là lúc đặt vấn đề mình có xứng đáng hay không để rước Chúa vào lòng.
( những người không được rước lễ những người mắc tội trọng và những người bị vạ tuyệt thông)
Hãy để ý đến lời mời của Chúa Giresu " Hãy cầm lấy mà ăn" quan trọng hơn việc tìm sự thanh khiết của chúng ta.

Câu 15:Tại sao các tín hữu không tự đến lấy bánh thánh?
Thánh thể là ân huệ được ban tặng cho chúng ta. Bạn không tự mình cầm lấy bánh được,nhưng đón nhận từ một người khác. Tự mình nhận lấy bánh thánh và rượu thánh có thể dẫn tới sự hiểu lầm rằng bạn có quyền nào đó trên các tặng phẩm cao quý này. Không phải thế. Thánh thể là hồng ân của Chúa, không ai có quyền hoặc có thể chiếm đoạt lấy cho mình.

Câu 16: Tại sao buộc đi lễ ngày chúa nhật?
Những ai không mắc ngăn trở thì buộc đi lễ ngày chủ nhật. Vì ngày lễ chủ nhật là ngày tưởng niệm Chúa Phục Sinh.

Câu 17:Năm phụng vu được chia như thế nào?
Năm phụng vụ bắt đầu từ chúa nhật I mùa vọng cho đến tuần 34 thường niên, nhằm kể lại toàn bộ lịch sử ơn cứu độ và cuộc đời của Chúa Phục Sinh là đỉnh điểm.
-Mùa vọng: khoảng 4 tuần trước lễ Giáng Sinh
-Mùa Giáng Sinh: từ lễ Giáng sinh đến tuần lễ Hiển linh.
-Mùa thường niên:(phần I) từ Chúa nhật sau lễ Hiển Linh đến thứ 4 lễ tro. Vì ngày lễ Phục Sinh không cố định nên mùa này kéo dài từ 5 đến 9 tuần,tuy theo nam.
-Mùa Chay: gồm 40 ngày(không tính các ngày Chúa nhật), từ thứ 4 lễ tro đến chúa nhật Phục Sinh.
-Mùa Phục Sinh: Gồm 50 ngày , từ Chúa nhật Phục Sinh đến Chúa nhật lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống.
-Mùa thường niên(phần 2): keo dai từ 25 đến 29 tuần tùy theo năm,từ lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống đến Chúa nhật thứ nhất mùa vọng.

Câu18: Các bài đọc được lựa chọn như thế nào?
- Theo mùa và theo năm(A,B,C)
- Bài  đọc được lựa chọn theo trình tự
   . Bài đọc một:trích từ sách cựu ước( kể cho chúng ta nghe công trình của Thiên Chúa trước khi Chúa Giêsu giáng trần.
   . Bài Đọc II: Cho chung ta biết về tư tưởng và đời sống của các Kito hữu thời tiên khởi.
   . Bài Tin Mừng: Thuật lại các việc làm, cử chỉ và giáo huấn của Chúa Giêsu.



Nguồn Từ Bạn Hợp Nhé

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét